Tại bài viết trước, Stonex đã nhắc tới quá trình hình thành và phân biệt ra những loại đá tự nhiên khác nhau. Mỗi loại đá tự nhiên đều mang cho mình một vẻ ngoài và đặc tính riêng biệt phù hợp cho những sở thích và nhu cầu khác nhau. Đây là một vài loại đá tự nhiên phổ biến thường được áp dụng vào những công trình kiến trúc.


Alabaster


Là một loại đá trầm tích có bề mặt mịn, tương đối mềm, và đã được ứng dụng phổ biến trong những chi tiết điêu khắc hay chạm trổ tại những nền văn minh cổ đại. Đá Alabaster gốc gây ấn tượng bởi sự tương đồng với màu sắc và họa tiết với những bông tuyết, thêm vào đó là tính chất xuyên sáng. Vì vậy, loại đá này phù hợp với những ý tưởng nội thất có kết hợp những kĩ thuật đánh sáng.


Bảo tàng Nhân quyền Canada (2008). Ảnh chụp bởi Samson Photography.


Basalt


Là một loại đá mắc-ma sẫm màu có độ cứng và độ bền bỉ rất cao. Do giá thành hợp lý và độ cứng cao, đá Basalt thường là lựa chọn thay thế thích hợp cho bê-tông cốt thép để làm những vật liệu cấu trúc. Nhưng ngoài ra loại đá này cũng có thể ứng dụng vào ốp lát những loại bề mặt khác nhau.


Văn phòng EENWERK và Irma Boom (2017). Ảnh chụp bởi Iwan Bann.


Gneiss


Là một loại đá biến chất được hình thành chủ yếu từ loại đá Granite. Loại đá này dù nghe có phần xa lạ nhưng thực chất khá là phổ biến trong kiến trúc. Hầu hết những loại đá Gneiss là đá nền được bồi đắp lên bởi những lớp đá mới, và chính áp lực và nhiệt độ của những lớp đá mới đã tạo ra màu sắc và vân đá đa dạng của Gneiss. Gneiss không có màu sắc hay vân hoa cố định, nhưng hầu hết mang đặc điểm chung những họa tiết dạng lớp bởi sự ép dính của những dòng khoáng chất. Đây cũng là một chất liệu có độ cứng cao, phù hợp cho nhiều ứng dụng bề mặt khác nhau.


House at Mill Creek (2014). Ảnh chụp bởi Gustav Willeit.


Granite


Là một loại đá mắc-ma xâm nhập được sử dụng phổ biến nhất trong kiến trúc. Quá trình kết tinh chậm khiến Granite trở thành một loại đá phù hợp làm bề mặt ngoại thất bởi độ cứng cao và độ rỗng thấp có thể chống chọi được với những kiểu thời tiết khắc nghiệt khác nhau.


Armadale Residence (2017). Ảnh chụp bởi Derek Swalwell.


Marble


Là một loại đá biến chất được hình thành từ đá vôi, được ưa chuộng bởi vân đá ấn tượng của chúng. Đá Marble cũng có được cân bằng giữa công năng và thẩm mỹ dựa vào nhu cầu của người sử dụng. Cách xử lý của từng nhu cầu sẽ cho chúng ta những cảm xúc rất khác nhau. Đa phần mọi người sẽ sử dụng đá Marble nhẵn khi được đánh bóng với các vân hoa riêng biệt và đa dạng mang cảm giác tinh tế tới một không gian.


Cửa hàng Enfants Riches Déprimés (2019). Ảnh chụp bởi David Boureau.


Quartize


Là một loại đá biến chất được hình thành từ đá sa thạch giàu thạch anh bị biến đối dưới tác động của nhiệt độ, áp suất cao và các hoạt động hóa học. Các hạt cát được tái kết tinh và tạo thành mạng lưới đan vào nhau tạo nên liên kết rất bền chắc, phù hợp với nhu cầu ốp lát bề mặt. Đá Quartzite có màu thường từ trắng ngả sang xám, nhưng một số loại đá có thể chứa sắt dẫn tới hình thành những gam màu đỏ, hồng hay tím.

CDN media
Khu nghỉ dưỡng Therme Vals (1996). Ảnh chụp bởi Fabrice Fouillet.


Sandstone


Là một loại đá trầm tích cơ học tương đối mềm và xốp, có độ đặc nằm ở giữa đá vôi và đá bùn. Loại đá này từng là một vật liệu cấu trúc quen thuộc từ thời văn minh cổ đại, nhưng bây giờ được ứng dụng nhiều vào ốp lát bề mặt bởi gam màu ấm bắt mắt của chúng.


Trường Nữ sinh Rajkumari Ratnavati (2021). Ảnh chụp bởi Vinay Panjwani.


Slate


Là một loại đá biến chất được hình thành từ đá Shale (đá phiến sét) dưới tác động của áp suất cao. Đây là một loại đá hạt mịn và mang một sắc tối nhám đặc trưng. Slate cũng là một loại đá có độ cứng và đặc cao, cũng như mang cho mình khả năng chống chịu thời tiết khắc nhiệt - phù hợp cho việc ốp lát ngoại thất. Ngoài ra, kết cấu dạng tấm của loại đá càng thuận tiện cho ứng dụng này khi khai thác chúng.


Dự án nhà ở của LAVA Architecten (2020). Ảnh chụp bởi Tim Van de Velde.


Travertine


Là một loại đá vôi được sử dụng phổ biến trong kiến trúc, được hình thành tại gần các khu vực suối nước nóng hay hang đá vôi. Đá Travertine thu hút được sự chú ý nhờ vẻ dáng tự nhiên và thiên hướng cổ điển, thêm vào đó là lấm tấm những lỗ khí gây ấn tướng về thị giác. Đây là loại đá chịu lực khá tốt nhưng kết cấu nhiều lỗ của nó bị đổi lại một nhược điểm là dễ bào mòn bởi hóa chất và khả năng chống thấm thấp. 


Phòng đọc sách của Whales Capital (2021). Ảnh chụp bởi Wen Studio.


Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Stonex để được nghe những tư vấn về quy trình tuyển chọn chất liệu đá tự nhiên phù hợp nhất với công trình của bạn.